Quy định về con dấu của hộ kinh doanh

12/01/2022
Quy định về con dấu của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có được khắc và sử dụng con dấu không? Nếu có, con dấu của hộ kinh doanh có đặc điểm gì? Và sử dụng để đóng lên dấu chữ ký khi ký kết hợp đồng, thực hiện giao dịch được không? Cùng Việt Tín tìm kiếm câu trả lời qua bài chia sẻ ngay sau đây. 

Hộ kinh doanh được sử dụng con dấu không?

Trước khi tìm hiểu về con dấu của hộ kinh doanh ta cần hiểu rõ bản chất của hộ kinh doanh để làm căn cứ đối chiếu với quy định về con dấu.

Hộ kinh doanh theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP là mô hình kinh doanh:

  • Do một cá nhân hoặc một nhóm người, một hộ gia đình làm chủ (điều kiện là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự);
  • Chỉ được kinh doanh và đăng ký kinh doanh tại một địa điểm cố định;
  • Sử dụng không quá 10 lao động;
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể thấy hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Bởi không đáp ứng được các điều kiện quy định tại Bộ luật dân sự 2015 Điều 74 về pháp nhân.

Trong đó điển hình là điều kiện: Một tổ chức có tư cách pháp nhân phải tách bạch được tài sản. Không gộp chung tài sản của tổ chức với tài sản của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình. Không phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Dấu hộ kinh doanh Nguyễn Trọng Nghĩa

Dấu của hộ kinh doanh không có giá trị pháp lý

Như vậy, hộ kinh doanh không được công nhận là pháp nhân. Đồng nghĩa với việc không được sở hữu con dấu pháp lý, không thể sử dụng con dấu trong giao dịch ký kết hợp đồng.

Nhưng vẫn sử dụng được các loại con dấu thông thường khác như dấu chữ kýdấu logodấu vuôngdấu ngày tháng,… Miễn sao không vi phạm quy định về con dấu theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Quy định mới về con dấu của hộ kinh doanh

Sở dĩ gọi là quy định mới vì trước khi Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực, hộ kinh doanh không được phép sử dụng mọi loại dấu theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP. Nếu có đó chỉ là khắc vật hình vuông chứa thông tin về hộ kinh doanh. Nhưng không được phép gọi là con dấu.

Tên gọi con dấu hộ kinh doanh được chấp nhận khi Nghị định 58/2001/NĐ-CP được thay thế bằng Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Theo Nghị định mới, bất kỳ ai khi có nhu cầu cũng có thể khắc và sử dụng con dấu phục vụ cho công việc. Nhưng chỉ những đối tượng có tư cách pháp nhân mới được sở hữu con dấu pháp lý.

mẫu con dấu hộ kinh doanh

Mẫu con dấu hộ kinh doanh Nguyễn Thế Hậu

Như vậy, hộ kinh doanh hoàn toàn được tự thiết kế, đặt khắc dấu và sử dụng con dấu của mình khi đáp ứng 3 điều kiện:

  • Không trùng khớp hoặc gây nhầm lẫn với con dấu doanh nghiệp đã được thông báo trên Cổng thông tin điện tử về ĐKDN.
  • Nội dung con dấu không vi phạm các khoản tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP.
  • Mẫu dấu không vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ.
Viết bình luận của bạn:
0938612216